Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác
* Hình ABC.DEF (Hình 2) là hình lăng trụ đứng.
Trong hình này:
– A, B, C, D, E, F gọi là các định
– Ba mặt bên ACED, BCFE, ABED là các hình chữ nhật.
– Các đoạn thẳng AD, BE, CF bằng nhau và song song với nhau, chúng được gọi là các cạnh bên.
– Mặt ABC và mặt DEE song song với nhau và được gọi là hai mặt đáy (gọi tắt là đáy).
– Độ đài cạnh AD được gọi là chiều cao của hình lăng trụ. Hình lăng trụ đứng trên có hai mặt đáy là hình tam giác nên được gọi là hình lăng trụ đứng tam giác.
* Hình ABCD.EFGH (Hình 3) có hai mặt đáy là hình tứ giác và các mặt bên là hình chữ nhật nên được gọi là hình lăng trụ đứng tứ giác.
Chú ý: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương là hình lăng trụ đứng tử giác.
1.2. Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác và hình lăng trụ đứng tứ giác
Tạo lập hình lăng trụ đứng tam giác có kích thước ba cạnh đáy là 2 cm, 3 cm, 4 cm và chiều cao 3,5 em theo hướng dẫn sau:
– Trên một miếng bìa, vẽ ba hình chữ nhật và hai tam giác với kích thước như Hình 5a.
– Cắt miềng bìa như hình vẽ rồi gấp theo các đường nét đứt, ta được hình lăng trụ đứng, tam giác như Hình 5b.
Bài tập minh họa
Câu 1: Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác trong Hình 3.
a) Hãy chỉ ra các mặt đáy và mặt bên của lăng trụ đứng tứ giác.
b) Cạnh bên AE bằng cạnh nào?
Hướng dẫn giải
Quan sát hình lăng trụ đứng tam giác
Cạnh bên là các cạnh không nằm trên đáy
a) Các mặt đáy là: ABCD, EFGH
Các mặt bên là: ABFE; ADHE; CDHG; BCGF
b) Các cạnh bên là: AE;BF;CG;DH
Câu 2: Tạo lập hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh 3 cm và chiều cao 5 cm.
Hướng dẫn giải
– Vẽ 4 hình chữ nhật với kích thước 5 cm x 3 cm
– Gấp các cạnh BN và CP, DQ sao cho cạnh AM trùng với A’M’, ta được hình lăng trụ đứng ABCD.MNPQ
Bước 1: Vẽ 4 hình chữ nhật với kích thước 5 cm x 3 cm như hình sau:
Bước 2: Gấp các cạnh BN và CP, DQ sao cho cạnh AM trùng với A’M’, ta được hình lăng trụ đứng ABCD.MNPQ như sau:
Trả lời