• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • CNTT
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Bài học Toán lớp 6 – Cánh diều / Bài 5: Góc – Toán 6 – CD

Bài 5: Góc – Toán 6 – CD

04/08/2022 by Minh Đạo Để lại bình luận

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm góc

Góc là hình gồm hai tia chung gốc. 

Chú ý: Trong hình 67

– Góc xOy (hoặc góc yOx) được kí hiệu là \(\widehat {xOy}\) (hoặc \(\widehat {yOx}\)

– Hai tia Ox và Oy được gọi là hai cạnh của góc. Gốc chung O của hai tia đưuọc gọi là đỉnh của góc.

1.2. Điểm nằm trong góc

Điểm M như trong hình 73 (không thuộc tia Ox, Oy) được gọi là điểm nằm trong góc xOy hay điểm trong của góc xOy

1.3. Số đo của góc

– Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt là \({180^0}\)

– Số đo của mỗi góc không vượt quá \({180^0}\)

So sánh hai góc

– Ta so sánh hai góc bằng cách so sánh số đo của chúng.

– Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.

1.4. Góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt

– Góc bẹt: Góc có số đo bằng \(180^0\).

– Góc vuông: Góc có số đo bằng \({90^0}\) là góc vuông. Số đo của góc vuông còn được kí hiệu là 1v.

– Góc tù: Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.

– Góc nhọn: Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.

Ví dụ: Hình vẽ dưới đây:

– Góc bẹt: \(\widehat {MAN}\)

– Góc vuông: \(\widehat {IBK}\)

– Góc tù: \(\widehat {PCQ}\)

– Góc nhọn: \(\widehat {EDG}\)

Bài tập minh họa

Câu 1: Hình 16, điểm I là trung điểm của đoạn thẳng BC. Hãy đo để kiểm tra xem hai góc BAI và IAC có bằng nhau không?

 

Hướng dẫn giải

Dùng thước đo độ để tìm số đo hai góc.

Góc nào có số đo lớn hơn thì lớn hơn.

Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau.

Ta có:

\(\eqalign{& \widehat {BAI} = {20^o}  \cr & \widehat {IAC} = {45^o} \cr} \)

Suy ra \(\widehat {BAI} < \widehat {IAC}\).

Câu 2: Cho hai đường thẳng  x’x và y’y cắt nhau tại một điểm O. Biết  \(\widehat {xOy} = {45^0}\).

a) Tính các góc \(\widehat {x’Oy};\,\,\,\widehat {x’Oy’};\,\,\widehat {xOy’}\).

b) Có nhận xét về độ lớn của các góc nói trên.

Hưỡng dẫn giải

a) Sử dụng quan hệ giữa các góc kề, bù.

\(\widehat {x’Oy} = {135^0};\,\,\,\widehat {x’Oy’} = {45^0};\,\,\widehat {xOy’} = {135^0}\)

b) Ta có \(\widehat {xOy} = \,\,\widehat {x’Oy’};\,\,\widehat {x’Oy}\, = \widehat {xOy’}\)

Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành bốn góc, hợp thành 2 cặp góc bằng nhau.

Thuộc chủ đề:Bài học Toán lớp 6 – Cánh diều Tag với:Ly thuyet Toán 6 - SGK Cánh diều

Bài liên quan:

  1. Bài tập cuối chương 6 – Toán 6 – CD
  2. Bài 4: Tia – Toán 6 – CD
  3. Bài 3: Đoạn thẳng – Toán 6 – CD
  4. Bài 2: Hai đường thẳng cắt nhau. Hai đường thẳng song song – Toán 6 – CD
  5. Bài 1: Điểm. Đường thẳng – Toán 6 – CD
  6. Bài tập cuối chương 5 – Toán 6 – CD
  7. Bài 10: Hai bài toán về phân số – Toán 6 – CD
  8. Bài 9: Tỉ số. Tỉ số phần trăm – Toán 6 – CD
  9. Bài 8: Ước lượng và làm tròn số – Toán 6 – CD
  10. Bài 7: Phép nhân, phép chia số thập phân – Toán 6 – CD

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Giải bài 6 trang 101 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 – CTST 14/08/2022
  • Giải bài 5 trang 101 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 14/08/2022
  • Giải bài 4 trang 101 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 14/08/2022
  • Giải bài 3 trang 101 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 14/08/2022
  • Giải bài 2 trang 101 SGK Toán 10 Chân trời sáng tạo tập 1 – CTST 14/08/2022




Chuyên mục

Copyright © 2022 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Lam Van hay - Môn Toán - Sách toán - Hocvn Quiz - Giai Bai tap hay - Lop 12 - Hoc giai