Xác định các tập hợp sau và biểu diễn chúng trên trục số.
a) \(( – 4;1] \cap [0;3)\)
b) \((0;2] \cup [ – 3;1)\)
c) \(( – 2;1) \cap ( – \infty ;1]\)
d) \(\mathbb{R}{\rm{\backslash }}( – \infty ;3]\)
Hướng dẫn giải chi tiết
Hướng dẫn giải
Biểu diễn các tập hợp trên trục số
– Tập hợp các phần tử thuộc cả hai tập hợp S và T gọi là giao của hai tập hợp S và T, kí hiệu là \(S \cap T\).
\(S \cap T = \{ x|x \in S\) và \(x \in T\} \).
– Tập hợp gồm các phần tử thuộc tập hợp S hoặc thuộc tập hợp T gọi là hợp của hai tập hợp S và T, kí hiệu là \(S \cup T\).
\(S \cup T = \{ x|x \in S\) hoặc \(x \in T\} \)
– Hiệu của hai tập hợp S và T là tập hợp gồm các phần tử thuộc S nhưng không thuộc T, kí hiệu là S\T.
S\T = {x | x\(\in\) S và x \(\notin\) T}.
– Nếu \(T \subset S\) thì S\T được gọi là phần bù của T trong S, kí hiệu là CST
Lời giải chi tiết
a) Ta có:
Giao của hai tập hợp là \(( – 4;1] \cap [0;3) = \left[ {0;1} \right]\)
b) Ta có:
Hợp của hai tập hợp là \((0;2] \cup ( – 3;1] = ( – 3;2]\)
c) Ta có:
Giao của hai tập hợp là \(( – 2;1) \cap ( – \infty ;1] = ( – 2;1)\)
d) Ta có:
Phần bù của tập hợp \(( – \infty ;3]\) trong \(\mathbb{R}\) là \(\mathbb{R}{\rm{\backslash }}( – \infty ;3] = (3; + \infty )\)
— *****
Để lại một bình luận