• Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar
  • Môn Văn
  • Học tiếng Anh
  • Sách Giáo Khoa
  • Tư liệu học tập Tiểu học
  • Nghe và Học

Học hỏi Net

Mạng học hỏi cho học sinh và cuộc sống

Bạn đang ở:Trang chủ / Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều / Giải SGK Vật lí 11 Bài 3 (Cánh diều): Năng lượng trong dao động điều hoà

Giải SGK Vật lí 11 Bài 3 (Cánh diều): Năng lượng trong dao động điều hoà

04/07/2023 by Minh Đạo Để lại bình luận

Giải bài tập Vật lí lớp 11 Bài 3: Năng lượng trong dao động điều hoà

Mở đầu trang 24 Vật Lí 11: Một con lắc đơn lớn được treo ở sảnh của toà nhà Liên Hợp Quốc tại thành phố New York, Mỹ. Quả cầu có khối lượng 91 kg và sợi dây treo dài 22,9 m. Con lắc liên tục dao động với chu kì 9,6 s.

Khi con lắc đơn dao động, nó có những dạng năng lượng nào?

Một con lắc đơn lớn được treo ở sảnh của toà nhà Liên Hợp Quốc tại thành phố New York, Mỹ

Hình 3.1. Con lắc đơn treo tại sảnh của toà nhà Liên Hợp Quốc.

Lời giải:

– Con lắc chuyển động nên nó có động năng.

– Khi con lắc chuyển động, nó có sự thay đổi độ cao so với mốc tính thế năng (giả sử chọn ở VTCB) nên nó có thế năng.

I. Sự chuyển hoá năng lượng trong dao động điều hoà

Giải Vật Lí 11 trang 25

Câu hỏi 1 trang 25 Vật Lí 11: Mô tả sự biến đổi động năng và thế năng của con lắc đơn khi quả cầu đi từ vị trí biên A, qua vị trí cân bằng O rồi sang vị trí biên B.

Mô tả sự biến đổi động năng và thế năng của con lắc đơn khi quả cầu đi từ vị trí biên A

Lời giải:

Chọn mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng (VTCB).

Tại vị trí biên A và B vật có độ cao cực đại so với mốc tính thế năng, nên tại biên vật có thế năng cực đại. Tại VTCB vật có thế năng cực tiểu (bằng 0).

Khi vật đi từ biên A về VTCB thì thế năng giảm dần, động năng tăng dần.

Khi vật đi từ VTCB lên biên B thì thế năng tăng dần, động năng giảm dần.

Câu hỏi 2 trang 25 Vật Lí 11: Chứng minh rằng cơ năng dao động của con lắc đơn tỉ lệ thuận với bình phương của biên độ dao động.

Lời giải:

Cơ năng = động năng cực đại nên: W=12mvmax2=12mωA2=12mω2A2

Suy ra cơ năng của con lắc đơn tỉ lệ thuận với bình phương của biên độ dao động.

II. Đồ thị năng lượng trong dao động điều hoà

Giải Vật Lí 11 trang 26

Câu hỏi 3 trang 26 Vật Lí 11: Dựa vào đồ thị Hình 3.3, mô tả sự thay đổi của động năng và thế năng của con lắc đơn khi vật đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng và từ vị trí cân bằng đến vị trí biên.

Dựa vào đồ thị Hình 3.3, mô tả sự thay đổi của động năng và thế năng của con lắc đơn

Lời giải:

Tại vị trí biên thế năng cực đại, động năng bằng 0, tại vị trí cân bằng thì thế năng bằng 0, động năng cực đại.

Khi đi từ biên về VTCB thì thế năng giảm dần về 0, động năng tăng dần đến giá trị cực đại.

Khi đi từ VTCB ra biên thì thế năng tăng dần đến giá trị cực đại, động năng giảm dần về 0.

Luyện tập 1 trang 26 Vật Lí 11: Dựa vào đồ thị Hình 3.4, tìm số lần vật có động năng bằng thế năng trong mỗi chu kì dao động của vật.

Dựa vào đồ thị Hình 3.4, tìm số lần vật có động năng bằng thế năng trong mỗi chu kì dao động của vật

Lời giải:

Trong một chu kì, động năng và thế năng bằng nhau 4 lần, khoảng thời gian bằng nhau là T4.

Luyện tập 2 trang 26 Vật Lí 11: So sánh chu kì biến đổi của động năng và thế năng với chu kì dao động của vật.

Lời giải:

Dựa vào đồ thị Hình 3.4 ta có thể nhận thấy chu kì biến đổi của động năng và thế năng là T2, tức là bằng một nửa chu kì dao động của vật.

Giải Vật Lí 11 trang 27


Luyện tập 3 trang 27 Vật Lí 11: Cho đồ thị vận tốc – thời gian của một con lắc đơn dao động như Hình 3.5. Biết rằng khối lượng của vật treo vào sợi dây là 0,2 kg. Xác định:

a) Chu kì và tần số góc của con lắc.

b) Vận tốc cực đại của vật.

c) Cơ năng của con lắc.

d) Biên độ của vật.

Cho đồ thị vận tốc – thời gian của một con lắc đơn dao động như Hình 3.5

Hình 3.5. Đồ thị vận tốc – thời gian của con lắc đơn

Lời giải:

Từ đồ thị vận tốc – thời gian ta xác định được một số đại lượng sau:

a) Chu kì T = 1,2 s

Tần số góc: ω=2πT=2π1,2≈5,24rad/s

b) Vận tốc cực đại: vmax = 0,35 m/s

c) Cơ năng: W=12mvmax2=12.0,2.0,352=0,012J

d) Biên độ: A=vmaxω=0,355,24=0,067m=6,7cm


Tìm hiểu thêm trang 27 Vật Lí 11: Khi nghiên cứu sự biến đổi năng lượng của con lắc đơn trong quá trình dao động, có bạn học sinh khẳng định rằng, nếu ta thay quả lắc đang dùng bằng một quả lắc khác có khối lượng lớn hơn nhưng vẫn giữ nguyên biên độ của dao động thì vận tốc của quả lắc mới sẽ lớn hơn khi qua vị trí cân bằng vì nó có cơ năng lớn hơn.

Nhận định này đúng hay sai? Vì sao?

Lời giải:

Ta biết chu kì con lắc đơn không phụ thuộc vào khối lượng của vật (vì ).

Mà  nên tần số góc ω không phụ thuộc vào khối lượng của vật. Bên cạnh đó bài toán giữ nguyên biên độ của dao động cho nên vận tốc khi qua vị trí cân bằng không đổi, tức là trong cả hai trường hợp vận tốc qua vị trí cân bằng giống nhau.

Suy ra nhận định trên là sai.


Vận dụng trang 27 Vật Lí 11: Đồ thị Hình 3.6 mô tả sự thay đổi động năng theo li độ của quả cầu có khối lượng 0,4 kg trong một con lắc lò xo treo thẳng đứng. Xác định:

a) Cơ năng của con lắc lò xo.

b) Vận tốc cực đại của quả cầu.

c) Thế năng của con lắc lò xo khi quả cầu ở vị trí có li độ 2 cm.

Đồ thị Hình 3.6 mô tả sự thay đổi động năng theo li độ của quả cầu có khối lượng 0,4 kg

Hình 3.6. Đồ thị mô tả sự thay đổi của động năng theo li độ của quả cầu trong con lắc lò xo thẳng đứng

Lời giải:

a) Từ đồ thị ta thấy cơ năng = động năng cực đại.

W = Wđmax = 80 mJ

b) Ta có: 

c) Khi li độ bằng 2 cm thì dựa vào đồ thị ta thấy động năng có giá trị là Wđ = 60 mJ.

Thế năng tại vị trí đó: Wt = W – Wđ = 80 – 60 = 20 mJ



Xem thêm các bài giải SGK Vật Lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:




==== ~~~~~~ ====

Thuộc chủ đề:Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều Tag với:Giải bài tập, Vật lí 11

Bài liên quan:

  1. (SGK) Giải SGK Toán 11 Bài 1 (Kết nối tri thức): Giá trị lượng giác của góc lượng giác
  2. (SGK) Giải SGK Toán 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Hàm số lượng giác
  3. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Phép biến hình và phép dời hình
  4. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Phép tịnh tiến
  5. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Phép đối xứng trục
  6. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 4: Phép đối xứng tâm
  7. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 5: Phép quay
  8. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 6: Phép vị tự
  9. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 7: Phép đồng dạng
  10. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chuyên đề 1
  11. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Đồ thị
  12. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Đường đi Euler và đường đi Hamilton
  13. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 3: Bài toán tìm đường đi ngắn nhất
  14. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chuyên đề 2
  15. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 1: Hình biểu diễn của một hình, khối
  16. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài 2: Bản vẽ kĩ thuật
  17. Giải Chuyên đề Toán 11 Chân trời sáng tạo Bài tập cuối chuyên đề 3
  18. Giải SGK Toán 11 Bài 1 (Chân trời sáng tạo): Góc lượng giác
  19. Giải SGK Toán 11 Bài 2 (Chân trời sáng tạo): Giá trị lượng giác của một góc lượng giác
  20. Giải SGK Toán 11 Bài 5 (Chân trời sáng tạo): Phương trình lượng giác

Reader Interactions

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Bài viết mới

  • Chú Địa Tạng Tiếng Phạn 17/08/2023
  • Thần Chú Dược Sư | Tiếng Phạn 17/08/2023
  • CHÚ ĐẠI BI (TIẾNG PHẠN) 17/08/2023
  • Nhạc Niệm Phật Không Lời hay nhất 17/08/2023
  • KHI CHÚNG TA NIỆM PHẬT THÌ PHẬT BIẾT KHÔNG? 17/08/2023




Chuyên mục

Copyright © 2023 · Hocz.Net. Giới thiệu - Liên hệ - Bảo mật - Sitemap.
Học Trắc nghiệm - Giao Vien VN - LLodo maths - Sách toán - QAz Do - Giai Bai Tap - Lop 12 - e Hoc edu