Skip to content

Trang Học trực tuyến

  • Môn Toán

Trang Học trực tuyến

  • Home » 
  • Toán lớp 11

Tài liệu tự học hàm số liên tục

By admin 10/10/2023 0

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây

Tài liệu bao gồm những nội dung dung chính sau:

Giới hạn

Liên tục

Giới hạn

Tài liệu tự học hàm số liên tục

Bài 3. Hàm số liên tục

A. Tóm tắt lý thuyét

1. Hàm số liên tục tại 1 điểm

– Giả sử hàm số \(f(x)\) xác định trên khoảng (a,b) và \({x_0} \in (a;b)\). Hàm số y = f(x) gọi là liên tục tại điểm \({x_0}\) nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x) = f\left( {{x_0}} \right)\).

– Hàm số không liên tục tại điểm \({x_0}\) gọi là gián đoạn tại \({x_0}\).

2. Hàm số liên tục trên một khoảng, đoạn

– Giả sử hàm số f(x) liên tục trên khoảng (a,b). Ta nói rằng hàm số y = f(x) liên tục trên khoảng (a,b) nếu nó liên tục tại mọi điểm của khoảng đó.

– Hàm số y = f(x) gọi là liên tục trên đoạn [a; b] nếu nó liên tục trên khoảng (a,b) và \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {a^ + }} f(x) = f(a),\mathop {\lim }\limits_{x \to {b^ – }} f(x) = f(b).\)

Nhận xét:

– f(x) và g(x) liên tục tại điểm \({x_0}\) thì các hàm số \(f(x) \pm g(x),f(x) \cdot g(x)\), c.f(x) (với c là hằng số) đều liên tục tại điểm \({x_0}\).

– Hàm số đa thức liên tục trên \(\mathbb{R}\). Hàm số phân thức và lượng giác liên tục trên từng khoảng xác định của chúng.

3. Tính chất của hàm số liên tục

– Định lý về giá trị trung gian: Giả sử hàm số f liên tục trên đoạn [a ; b]. Nếu \(f(a) \ne f(b)\) thì với mỗi số thực M nằm giữa f(a), f(b) tồn tại ít nhất một điểm \(c \in (a;b)\) thoả mãn f(c) = M.

– Ý nghĩa hình học: Nếu hàm số f liên tục trên đoạn [a ; b] và M là một số thực nằm giữa f(a), f(b) thì đường thẳng y = M cắt đồ thị hàm số y = f(x) tại ít nhất một điểm có hoành độ \(c \in (a;b)\).

– Hệ quả: Nếu hàm số f liên tục trên đoạn [a ; b] và \(f(a).f(b) < 0\) thì tồn tại ít nhất một điểm \(c \in (a;b)\) sao cho f(c) = 0. Ta thường vận dụng theo hai hướng sai:

+ Vận dụng chứng minh phương trình có nghiệm: “Nếu hàm số y= f(x) liên tục trên đoạn [a ; b] và \(f(a).f(b) < 0\) thì phương trình f(c) = 0 có ít nhất một nghiệm trong khoảng \((a;b){\rm{ ”}}\).

+ Vận dụng trong tương giao đồ thị: “Nếu hàm số y = f(x) liên tục trên đoạn [a ; b] và \(f(a) \cdot f(b) < 0\) thì đồ thị của hàm số y = f(x) cắt trục hoành ít nhất tại một điểm có hoành độ \(c \in (a;b)\) ” .

B. Dạng toán và bài tập

Dạng 1. Xét tính liên tục của hàm số tại một điểm

Phương pháp giải

Hàm số liên tục tại điểm \(x = {x_0}\)  khi \(f\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {x_0}} f(x)\) hoặc \(f\left( {{x_0}} \right) = \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ – } f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f(x)\)

Ví dụ

Ví dụ 1. Xét tính liên tục của hàm số \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{{x^2} – 3x + 2}}{{x – 2}}}&{\rm{ }}\\{4x – 7}&{}\end{array}} \right.\)\(\begin{array}{l}{\rm{khi }}x \ne 2\\{\rm{khi }}x = 2\end{array}\)

tại điểm \({x_0} = 2\).

Lời giải

Ta có \(f\left( {{x_0}} \right) = f(2) = 4.2 – 7 = 1\)

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{{x^2} – 3x + 2}}{{x – 2}} = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{(x – 2)(x – 1)}}{{x – 2}} = 1\)

Suy ra \(f(2) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} f(x)\) nên hàm số f(x) liên tục tại điểm \({x_0} = 2\).

Ví dụ 2. Xét tính liên tục của hàm số \[f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{{\sqrt {x + 3}  – 2}}{{x – 1}}{\rm{\;}}}\\{\frac{1}{3}{\rm{\;}}}\end{array}} \right.\]\[\begin{array}{l}{\rm{khi\;}}x \ne 1\\{\rm{khi\;}}x = 1\end{array}\]

tại điểm \({x_0} = 1\)

Lời giải

Ta có \(f\left( {{x_0}} \right) = f(1) = \frac{1}{3}\).

\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{\sqrt {x + 3}  – 2}}{{x – 1}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{{x – 1}}{{(x – 1)(\sqrt {x + 3}  + 2)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} \frac{1}{{\sqrt {x + 3}  + 2}} = \frac{1}{4}\end{array}\)

Suy ra \(f(1) \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to 1} f(x)\) nên hàm số \(f(x)\) không liên tục tại điểm \({x_0} = 1\) (hay gián đoạn tại điểm \({x_0} = 1\) ).

Ví dụ 3. Xét tính liên tục của hàm số \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{{x^2} – 3x + 3}&{}\\{\frac{{1 – \sqrt {2x – 3} }}{{2 – x}}}&{}\end{array}} \right.\)\(\begin{array}{l}{\rm{ khi }}x \le 2\\{\rm{ khi }}x > 2\end{array}\)

 tại điểm \({x_0} = 2\)

ĐS: Liên tục

Lời giải

Ta có \(f\left( {{x_0}} \right) = f(2) = {2^2} – 3.2 + 3 = 1\)

 

 

Suy ra \(f(2) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ – }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} f(x)\) nên hàm số f(x) liên tục tại điểm \({x_0} = 2\).

Ví dụ 4. Xét tính liên tục của hàm số \[f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{{x^2} – 9}}{{\sqrt {x + 1}  – 2}}}&{}\\{2x + 12}&{}\end{array}} \right.\]\(\begin{array}{l}{\rm{ khi }}x > 3\\{\rm{ khi }}x \le 3\\\end{array}\)

 tại điểm \({x_0} = 3\).

ĐS: Không liên tục

Lời giải

Ta có \(f\left( {{x_0}} \right) = f(3) = 18\)

\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ – }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ – }} (2x + 12)\\ = 18\mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} \frac{{{x^2} – 9}}{{\sqrt {x + 1}  – 2}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} \frac{{(x – 3)(x + 3)(\sqrt {x + 1}  + 2)}}{{x – 3}}\end{array}\)

\( = \mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} (x + 3)(\sqrt {x + 1}  + 2) = 24\)

Suy ra \(f(3) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ – }} f(x) \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to {3^ + }} f(x)\) nên hàm số f(x) không liên tục tại điểm \({x_0} = 3\).

Ví dụ 5. Xét tính liên tục của hàm số \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{3}{4}}&{\rm{ }}\\{\frac{{3{x^3} – 6{x^2} – 3x + 6}}{{3{x^2} – 14x + 11}}}&{}\end{array}} \right.\)\(\begin{array}{l}{\rm{khi }}x = 1\\{\rm{khi }}x < 1\end{array}\)

 điểm \({x_0} = 1.\)

ĐS: Liên tục

Lời giải

Ta có \(f\left( {{x_0}} \right) = f(1) = \frac{3}{4}\)

\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} \frac{{3{x^3} – 6{x^2} – 3x + 6}}{{3{x^2} – 14x + 11}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} \frac{{(x – 1)\left( {3{x^2} – 3x – 6} \right)}}{{(x – 1)(3x – 11)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} \frac{{3{x^2} – 3x – 6}}{{3x – 11}} = \frac{3}{4}\end{array}\)

\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{x + 1 – \sqrt {x + 3} }}{{x – 1}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{{{(x – 1)}^2} – (x + 3)}}{{(x – 1)(x + 1 + \sqrt {x + 3} )}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{x + 2}}{{x + 1 + \sqrt {x + 3} }} = \frac{3}{4}\end{array}\)

Suy ra \(f(1) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ – }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} f(x)\) nên hàm số f(x) liên tục tại điểm \({x_0} = 1\).

Ví dụ 6. Xét tính liên tục của hàm số \[f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{{2\cos 5x \cdot \cos 3x – \cos 8x – 1}}{{{x^4} + {x^2}}}{\rm{\;}}}\\{2{\rm{\;}}}\end{array}} \right.\]\[\begin{array}{l}{\rm{khi\;}}x \ne 0\\{\rm{khi\;}}x = 0\\\end{array}\]

Tại điểm \({x_0} = 0\).

ĐS: Không liên tục

Lời giải

Ta có \(f\left( {{x_0}} \right) = f(0) = 2\)

 

 

Suy ra \(f(0) \ne \mathop {\lim }\limits_{x \to 0} f(x)\) nên hàm số \(f(x)\) không liên tục tại điểm \({x_0} = 0\) (hay gián đoạn tại điểm \({x_0} = 0\) ).

Ví dụ 7. Tìm a để hàm số \[f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{{{x^3} + 2{x^2} – 5x – 6}}{{{x^3} – 4x}}}\\{\frac{1}{8}(a + x){\rm{\;}}}\end{array}} \right.\]\[\begin{array}{l}{\rm{khi\;}}x \ne 2\\{\rm{khi\;}}x = 2\end{array}\]

liên tục tại điểm \({x_0} = 2\).

ĐS: \(a = 13\)

Lời giải

Ta có \(f(2) = \frac{1}{8}(a + 2)\)

\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to 2} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{{x^3} + 2{x^2} – 5x – 6}}{{{x^3} – 4x}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{(x – 2)\left( {{x^2} + 4x + 3} \right)}}{{x(x – 2)(x + 2)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} \frac{{{x^2} + 4x + 3}}{{x(x + 2)}} = \frac{{15}}{8}\end{array}\)

Hàm số liên tục tại điểm \({x_0} = 2 \Leftrightarrow f(2) = \mathop {\lim }\limits_{x \to 2} f(x) \Leftrightarrow \frac{1}{8}({\rm{a}} + 2) = \frac{{15}}{8} \Leftrightarrow a = 13\).

Ví dụ 8. Tìm m để hàm số \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{2\left( {{x^2} – 4} \right)}}{{\sqrt {x + 2}  – x}}}&{}\\{\sqrt {m + 2}  + m – 10x}&{}\end{array}} \right.\)\(\begin{array}{l}{\rm{ khi }}x > 2\\{\rm{ khi }}x \le 2\end{array}\)

 liên tục tại điểm \({x_0} = 2\).

ĐS: m= 2

Lời giải

Ta có \(f(2) = \sqrt {m + 2}  + m – 20\)

\(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }}  = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{3\left( {{x^2} – 4} \right)}}{{\sqrt {x + 2}  – x}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{3(x – 2)(x + 2)(\sqrt {x + 2}  + x)}}{{x + 2 – {x^2}}}\end{array}\)

\(\begin{array}{l} = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{3(x – 2)(x + 2)(\sqrt {x + 2}  + x)}}{{ – (x + 1)(x – 2)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} \frac{{3(x + 2)(\sqrt {x + 2}  + x)}}{{ – (x + 1)}} =  – 16\end{array}\)

\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ – }}  = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ – }} (\sqrt {m + 2}  + m – 10x) = \sqrt {m + 2}  + m – 20\)

Hàm số \(f(x)\) liên tục tại điểm

 \(\begin{array}{l}{x_0} = 2 \Leftrightarrow \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ + }} f(x) = \mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ – }} f(x)\\ = f(2) \Leftrightarrow \sqrt {m + 2}  + m – 20 =  – 16\end{array}\)

 \(\begin{array}{l} \Leftrightarrow \sqrt {m + 2}  = 4 – m\\ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m \le 4}\\{{m^2} – 9m + 14 = 0}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{m \le 4}\\{m = 2 \vee m = 7}\end{array}} \right.\\ \Leftrightarrow m = 2\end{array}\)

2) bài tập áp dụng

Bài 1. Xét tính liên tục của các hàm số sau tại các điểm được chỉ ra:

1. \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{\sqrt {{x^2} – 3}  – 1}}{{x – 2}}}&{}\\{2x – 2}&{}\end{array}} \right.\)\(\begin{array}{l}{\rm{ khi }}x \ne 2\\{\rm{ khi }}x = 2\end{array}\) tại điểm \({x_0} = 2.\)

Đs: Liên tục

2. \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{2 – 7x + 5{x^2} – {x^3}}}{{{x^2} – 3x + 2}}}&{}\\1&{}\end{array}} \right.\)\(\begin{array}{l}{\rm{ khi }}x \ne 2\\{\rm{ khi }}x = 2\end{array}\) tại điểm \({x_0} = 2\).

Đs: Liên tục

3. \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{{x^2} + 3x + 2}}{{ – x – 1}}}&{}\\{{x^2} + 2x}&{}\end{array}} \right.\) \(\begin{array}{l}{\rm{ khi }}x \ne  – 1\\{\rm{ khi }}x =  – 1\end{array}\)tại điểm \({x_0} =  – 1\).

Đs: Liên tục

Bài 2. Xét tính liên tục của các hàm số sau tại các điểm được chỉ ra:

1. \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{3{x^2} – 2x – 1}}{{x – 1}}}&{}\\{2x + 2}&{}\end{array}} \right.\)\(\begin{array}{l}{\rm{ khi }}x < 1\\{\rm{ khi }}x \ge 1\end{array}\) tại điểm \({x_0} = 1.\)

Đs: Liên tục

2. \(y = f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{{x^2} + 2x – 3}}{{{x^2} + x – 2}}}&{}\\{\frac{{\sqrt {x + 1}  + 7}}{3}}&{}\end{array}} \right.\)\(\begin{array}{l}{\rm{ khi }}x > 1\\{\rm{ khi }}x \le 1\end{array}\) tại điểm \({x_0} = 1.\)

Đs: Không liên tục

3. \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{{x^3} – 3x – 4}}{{\sqrt {x + 5}  – 3}}}&{}\\{ – 4x + 46}&{}\end{array}} \right.\)\(\begin{array}{l}{\rm{ khi }}x > 4\\{\rm{ khi }}x \le 4\end{array}\) tại điểm \({x_0} = 4.\quad \)

Đs: Liên tục

Bài 3. Tìm các giá trị thực của tham số m để hàm các hàm số sau liên tục tại các điểm được chỉ ra:

1. \(f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{{x^3} – 5{x^2} + 7x – 3}}{{{x^2} – 1}}}&{}\\{2m + 1}&{}\end{array}} \right.\) \(\begin{array}{l}{\rm{ khi }}x \ne 1\\{\rm{ khi }}x = 1\end{array}\)tại điểm \({x_0} = 1.\)

Đs: \(m =  – \frac{1}{2}\)

2. \[f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{{\sqrt {1 + x}  – \sqrt {1 – x} }}{x}{\rm{\;}}}\\{ – 5m + \frac{{4 – x}}{{x + 2}}{\rm{\;}}}\end{array}} \right.\]\[\begin{array}{l}{\rm{khi\;}}x \ne 0\\{\rm{khi\;}}x = 0\end{array}\]liên tục tại điểm \({x_0} = 0\).

Đs: \(m = \frac{1}{5}\)

3. \[f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{{\sqrt[3]{{6 + x}} – 2}}{{x – 2}}}\\{2x – m{\rm{\;}}}\end{array}} \right.\]\[\begin{array}{l}{\rm{khi\;}}x \ne 2\\{\rm{khi\;}}x = 2\end{array}\]liên tục tại điểm \({x_0} = 2\).

Đs: \(m = \frac{{47}}{{12}}\)

4. \[f(x) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{\frac{{\sqrt[3]{{12x – 4}} – 2}}{{x – 1}}{\rm{\;}}}\\{\sqrt {{m^2}{x^2} + 8}  + 2mx{\rm{\;}}}\end{array}} \right.\]\[\begin{array}{l}{\rm{khi\;}}x \ne 1\\{\rm{khi\;}}x = 1\end{array}\]liên tục tại điểm \({x_0} = 1\).

Đs: m = -1

 

 

 

Xem thêm

Share
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitteremailShare on Email
Post navigation
Previous post

Giải SBT Hóa 11 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Hợp chất carbonyle

Next post

Lý thuyết Lịch sử 11 Bài 10 (Cánh diều 2023): Cuộc cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV)

Bài liên quan:

Bài giảng điện tử Giá trị lượng giác của góc lượng giác | Kết nối tri thức Giáo án PPT Toán 11

Bài giảng điện tử Toán 11 Kết nối tri thức (cả năm) mới nhất 2023 | Giáo án PPT Toán 11

20 Bài tập Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác (sách mới) có đáp án – Toán 11

Giải sgk tất cả các môn lớp 11 Kết nối tri thức | Giải sgk các môn lớp 11 chương trình mới

Giải SBT Toán 11 Kết nối tri thức | Sách bài tập Toán 11 Kết nối tri thức (hay, chi tiết)

Giải sgk Toán 11 (cả 3 bộ sách) | Giải bài tập Toán 11 (hay, chi tiết)

Lý thuyết Giá trị lượng giác của góc lượng giác (Kết nối tri thức 2023) hay, chi tiết | Toán lớp 11

Tổng hợp Lý thuyết Toán lớp 11 Kết nối tri thức | Kiến thức trọng tâm Toán lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết

Leave a Comment Hủy

Mục lục

  1. Bài giảng điện tử Giá trị lượng giác của góc lượng giác | Kết nối tri thức Giáo án PPT Toán 11
  2. Bài giảng điện tử Toán 11 Kết nối tri thức (cả năm) mới nhất 2023 | Giáo án PPT Toán 11
  3. 20 Bài tập Góc lượng giác. Giá trị lượng giác của góc lượng giác (sách mới) có đáp án – Toán 11
  4. Giải sgk tất cả các môn lớp 11 Kết nối tri thức | Giải sgk các môn lớp 11 chương trình mới
  5. Giải SBT Toán 11 Kết nối tri thức | Sách bài tập Toán 11 Kết nối tri thức (hay, chi tiết)
  6. Giải sgk Toán 11 (cả 3 bộ sách) | Giải bài tập Toán 11 (hay, chi tiết)
  7. Lý thuyết Giá trị lượng giác của góc lượng giác (Kết nối tri thức 2023) hay, chi tiết | Toán lớp 11
  8. Tổng hợp Lý thuyết Toán lớp 11 Kết nối tri thức | Kiến thức trọng tâm Toán lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết
  9. Giáo án Toán 11 Bài 1 (Kết nối tri thức 2023): Giá trị lượng giác của góc lượng giác
  10. Giáo án Toán 11 Kết nối tri thức năm 2023 (mới nhất)
  11. Giải SGK Toán 11 Bài 1 (Kết nối tri thức): Giá trị lượng giác của góc lượng giác
  12. Giải sgk Toán 11 Kết nối tri thức | Giải bài tập Toán 11 Kết nối tri thức Tập 1, Tập 2 (hay, chi tiết)
  13. Bài giảng điện tử Công thức lượng giác | Kết nối tri thức Giáo án PPT Toán 11
  14. 20 Bài tập Công thức lượng giác (sách mới) có đáp án – Toán 11
  15. Lý thuyết Công thức lượng giác (Kết nối tri thức 2023) hay, chi tiết | Toán lớp 11
  16. Giáo án Toán 11 Bài 2 (Kết nối tri thức 2023): Công thức lượng giác
  17. Giải SGK Toán 11 Bài 2 (Kết nối tri thức): Công thức lượng giác
  18. Bài giảng điện tử Hàm số lượng giác | Kết nối tri thức Giáo án PPT Toán 11
  19. 20 Bài tập Hàm số lượng giác và đồ thị (sách mới) có đáp án – Toán 11
  20. Lý thuyết Hàm số lượng giác (Kết nối tri thức 2023) hay, chi tiết | Toán lớp 11
  21. Giáo án Toán 11 Bài 3 (Kết nối tri thức 2023): Hàm số lượng giác
  22. Giải SGK Toán 11 Bài 3 (Kết nối tri thức): Hàm số lượng giác
  23. Bài giảng điện tử Phương trình lượng giác cơ bản | Kết nối tri thức Giáo án PPT Toán 11
  24. 20 Bài tập Phương trình lượng giác cơ bản (sách mới) có đáp án – Toán 11
  25. Lý thuyết Phương trình lượng giác cơ bản (Kết nối tri thức 2023) hay, chi tiết | Toán lớp 11
  26. Giáo án Toán 11 Bài 4 (Kết nối tri thức 2023): Phương trình lượng giác cơ bản
  27. Giải SGK Toán 11 Bài 4 (Kết nối tri thức): Phương trình lượng giác cơ bản
  28. Bài giảng điện tử Bài tập cuối chương 1 trang 40 | Kết nối tri thức Giáo án PPT Toán 11
  29. Sách bài tập Toán 11 (Kết nối tri thức): Bài tập cuối chương 1 trang 25
  30. Lý thuyết Toán 11 Chương 1 (Kết nối tri thức 2023): Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác hay, chi tiết
  31. Giáo án Toán 11 (Kết nối tri thức 2023) Bài tập cuối chương 1
  32. Giải SGK Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài tập cuối chương 1 trang 40
  33. Bài giảng điện tử Dãy số | Kết nối tri thức Giáo án PPT Toán 11
  34. 20 Bài tập Dãy số (sách mới) có đáp án – Toán 11
  35. Giáo án Toán 11 Bài 5 (Kết nối tri thức 2023): Dãy số
  36. Lý thuyết Dãy số (Kết nối tri thức 2023) hay, chi tiết | Toán lớp 11
  37. Giải SGK Toán 11 Bài 5 (Kết nối tri thức): Dãy số
  38. Bài giảng điện tử Cấp số cộng | Kết nối tri thức Giáo án PPT Toán 11
  39. 20 Bài tập Cấp số cộng (sách mới) có đáp án – Toán 11
  40. Giáo án Toán 11 Bài 6 (Kết nối tri thức 2023): Cấp số cộng
  41. Lý thuyết Cấp số cộng (Kết nối tri thức 2023) hay, chi tiết | Toán lớp 11
  42. Giải SGK Toán 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Cấp số cộng
  43. Bài giảng điện tử Cấp số nhân | Kết nối tri thức Giáo án PPT Toán 11
  44. 20 Bài tập Cấp số nhân (sách mới) có đáp án – Toán 11
  45. Giáo án Toán 11 Bài 7 (Kết nối tri thức 2023): Cấp số nhân
  46. Lý thuyết Cấp số nhân (Kết nối tri thức 2023) hay, chi tiết | Toán lớp 11
  47. Giải SGK Toán 11 Bài 7 (Kết nối tri thức): Cấp số nhân
  48. Bài giảng điện tử Bài tập cuối chương 2 trang 56 | Kết nối tri thức Giáo án PPT Toán 11
  49. Sách bài tập Toán 11 (Kết nối tri thức): Bài tập cuối chương 2 trang 40
  50. Giáo án Toán 11 (Kết nối tri thức 2023) Bài tập cuối chương 2
  51. Lý thuyết Toán 11 Chương 2 (Kết nối tri thức 2023): Dãy số. Cấp số cộng và cấp số nhân hay, chi tiết
  52. Giải SGK Toán 11 (Kết nối tri thức) Bài tập cuối chương 2 trang 56

Copyright © 2025 Trang Học trực tuyến
  • Sach toan
  • Giới thiệu
  • LOP 12
  • Liên hệ
  • Sitemap
  • Chính sách
Back to Top
Menu
  • Môn Toán